TIPS FOR SECOND SHOOTER
TIPS FOR SECOND SHOOTER
TIPS FOR SECOND SHOOTER

1.Lên kế hoạch đến sớm.

Nói một cách khác là ĐỪNG có đến trễ. Các bạn chẳng thế nào biết được tình hình thế giới nó ra sao, như kẹt xe, bể bánh, chưa kể quên đồ, cho nên bèo lắm phải tới sớm trước 30 phút là được. Khi đến dc chỗ chụp sớm, bạn có thể thong thả đi gửi xe, khảo sát địa điểm chụp. Cho nên đừng làm người chụp chính (primary shooter) lúng túng khi bạn tới trễ.

 

2.PHẦN NÀY QUAN TRỌNG.

Mấy thứ có thể PR bản thân của bạn (lúc bấy giờ BẠN đang là Người-Chụp-Thứ-2) như danh thiếp, áo in tên của bạn .v.v.. hãy để ở nhà, Bạn chắc chắn là không (được) cần nó trong cái đám này rồi. Thay vào đó, hãy hỏi người chụp chính (primary shooter) card visit hoặc nếu ai như khách khứa, bạn bè, ba mẹ và bất-cứ-người-nào-THUỘC VỀ buổi tiệc có hỏi thăm về gói chụp, giá chụp .v.v. thì hãy chỉ thẳng họ về người chụp chính nhé. Mình cắt nghĩa lại cho vuông là “show của người ta thì đừng có mà LA LIẾM” . Nếu người chụp chính họ thật sự thích 2nd shooter nào đó, họ sẽ tự có những cách riêng biệt để tạo mối quan hệ và hợp tác lâu dài với người đó, nhưng túm lại là đừng có bước lại chủ tiệc (*planner : dịch vậy đúng ko ta?!) và tự chào mồi và LA LIẾM họ nhé, show của người ta cơ mà :v

 

3.Đừng sử dụng phone, facebook, instagram trong lúc làm việc

Khúc này thì giống như đi làm văn phòng vậy =))). Nếu thực sự cần, hãy né đi, vào toilet chẳng hạn. Vì nếu bạn sử dụng điện thoại ở sảnh tiệc nơi mà người ta có thể thấy bạn, bạn sẽ bị cho là không làm việc ấy. Bạn cũng cần hiểu nếu bạn làm tốt 9 điều nhưng 1 điều còn lại không tốt thì cũng là không tốt, vì vậy hãy hạn chế điều số 3 này.

 

4.Hãy nghĩ mình là một trợ lý Nha Khoa (?!)

Nói cách khác, bạn hãy quan sát công việc của Main shooter, có thể phụ nếu họ cần, đồ đạc, thiết bị, lighting vì đang làm team work, mình tin chắc chắn main shooter cũng sẽ làm vậy nếu họ thấy bạn đang gặp khó khăn trong phần di dời quản lí thiết bị.

 

 

5. À phần này y chang phần 2, nhưng nhắc lại 1 lần nữa là đừng LA LIẾM khách trong show không phải của bạn. Đừng add friend họ trên facebook hoặc friend của friend của khách. Đúng là mở rộng mối quan hệ thì rất tốt cho công việc và ai cũng muốn thân thiện với nhau trong buổi tiệc cả nhưng quên đi. Đếch có lý do gì để bạn add friend họ cả. Nếu HỌ “hunt you down” và cố tìm thông tin của bạn thì hãy xem xét và hỏi người chụp chính ý kiến xem có ok không nhé.

 

6. Nói về FACEBOOK, đừng có đi mà post bất-cứ-tấm-hình-nào để tự quảng cáo trước khi có SỰ-CHO-PHÉP của người chụp chính (primary shooter), quy định cá nhân của tôi là người chụp phụ (2nd shooter) có thể post lên facebook chỉ khi tôi đã giao thành phẩm cho khách hàng rồi. Tại sao ư? nhiều đứa về chụp được dăm ba tấm đẹp đem post trước, rồi sẽ có người thấy à người quen, rồi họ sẽ tag khách của nhau vào và rồi người ta sẽ nghĩ thằng này là người chụp chính (primary shooter) à?

 

Mình cũng từng gặp vấn đề photographer của team decor vượt qua ngoài trách nhiệm của họ, can thiệp vào toàn bộ buổi chụp của mình và sau đó về nhà post vội vài tấm hình với nội dung tung hoả mù cho khách (ý là nay mình đi làm show, show này của mình chụp, cdcr xinh đẹp này là khách của mình đấy…vân vân mây mây lý do)

 

7. Khúc này đại ý là đã là NGƯỜI CHỤP PHỤ thì phải chấp nhận chịu chăm sóc NGƯỜI CHỤP CHÍNH tý, họ ko có time nghỉ, họ phải giao tiếp với khách hàng liên tục nên chí ít ra thì rót cho họ ly nước nhé.

 

8. Thời đếch nào rồi sợ tốn shoot !? hãy cứ chụp đi, 2nd photographer công việc cũng như 1st photographer thôi, 1st photographer thuê bạn để họ có thêm những góc đặc biệt khác với họ, những moment họ không thấy được không bắt được kịp. Nhưng cũng đừng nên bắn la-phan, về lọc hình mệt lắm. Hãy dòm xung quanh và quan sát. Trong lúc gia đình có những tấm hình truyền thống thì sẽ có những khoảnh khắc của những người xung quanh, trẻ em chạy như giặc và mọi người thưởng thức cocktail chẳng hạn.

 

9. Đừng bao giờ XÓA hình !!! Chẳng cần biết bức hình nó tệ hay cùi bắp cỡ nào (đối với suy nghĩ của bạn), nhưng cũng đừng xóa nó. Nó có thể trở thành một bức ảnh sử dụng được khi qua tay 1st photographer và với hệ thống máy hình như bây giờ thì việc kéo sáng tối một bức hình nó chẳng là việc phải đáng lo lắng nữa.

 

10. Đừng có nhậu trong lúc làm việc! Đúng là gần như tất cả các đám cưới đều free drink nhưng đừng đụng vào. Cơ bản là chẳng có công việc nào cho phép ăn nhậu trong lúc làm việc, và thợ chụp ảnh cũng là một công việc.

 

11. Đừng cắt ngang góc máy của 1st photographer và cũng đừng có làm background của tấm hình của anh ấy. Phải nhạy bén, thấy 1st photographer chụp thì tránh ra. Nói chung hãy xem nó như show của bạn, nghĩ nhiều về lợi ích của bạn thì sẽ hiểu các vấn đề cần cảm thông với 1st photographer!

 

12. Chụp khác tiêu cự với nhau. Mình thường phân việc cho 2nd shooter khi vào lễ quan trọng và cho họ biết cách di chuyển sao cho phù hợp. Việc sử dụng khác tiêu cự trong session này là cực kỳ hữu ích, nên hãy hỏi 1st photographer xem họ có muốn mình sử dụng dải tiêu cự nào trong thời điểm này không?

 

 

13. Đừng có đứng sau lưng của 1st photographer chụp đúng cái góc đó trừ khi họ yêu cầu. 1st photographer cần 2nd photographer là để lấy được thêm khoảnh khắc ở những góc độ khác họ chứ không phải bắn la-phan đua xem ai chụp ở góc đó đẹp hơn. Hiểu không friend ?

 

14. Đừng có hỏi những câu hỏi thuộc chủ đề “cách sử dụng máy” trước mặt mọi người khách khứa. Tôi thực sự thích giúp đỡ và không có vấn đề gì nếu 2nd shooter hỏi những bí quyết về cách sử dụng máy, hoặc để độ CÂN BẰNG TRẮNG nào cho phù hợp … nhưng mà khe khẽ thôi và hỏi khi ko có ai sát bên. Nhìn có vẻ thiệt là kém chuyên nghiệp khi mà hỏi nhau về cách sử dụng máy khi ở một cái show nghìn đô đúng ko? Tốt nhất nên tự trang bị kiến thức của mình thật tốt trước khi sử dụng nó đi kiếm tiền!

 

15. Đừng tự ý tạo dáng cho cô dâu chú rể trừ khi được phép dù bạn có ý tưởng hay vãi chưởng đến cỡ nào đi chăng nữa, để cho 1st photographer làm việc đó. Nếu bạn có ý tưởng tốt về concept để tạo dáng hãy nói điều đó cho 1st photographer và nếu thực sự hợp lý, 1st photographer sẽ yêu cầu khách hàng làm vậy và sẽ cần sự trợ giúp của 2nd photo. Mình thật sự đánh giá rất cao tinh thần team work và mình hiểu team work nó mang lại lợi ích thế nào, nên tất cả chúng ta cần phải hỏi những điều dù là nhỏ nhất trước khi xác định đi lâu dài cùng nhau!

 

16. Điều đầu tiên phải làm khi bắt đầu working là sync (đồng bộ) thiết bị với 1st photographer như ngày giờ trong máy ảnh. Việc đó cực kỳ hữu ích cho việc hậu kỳ sau này. Chụp 2 máy chỉ cần sync đúng giờ với máy chính thì về bỏ lightroom hậu kỳ chọn chế độ hiển thị theo giờ chụp sẽ rất tiện lợi cho việc retouch hình theo timeline của chương trình đấy.

 

17. Hãy để ý tới những tiểu tiết thì bức ảnh sẽ tốt hơn. Cà vạt chú rể méo? nếu rảnh thì sửa lại dùm. Váy cô dâu bị xẹp ? chỉnh lại. Cả cô dâu và chú rể lẫn 1st photographer đều trân trọng bạn khi bạn thấy và sửa những tiểu tiết đó mà nó sẽ show up sau này khi thành phẩm là bức hình ra đời.

 

 

18. Ăn bận cho đẹp vào (chí ít cũng lịch sự vào) vì đó là cái đám cưới đấy !!! Mình từng đi chụp và chứng kiến cái team do cdcr book làm việc chung ăn bận luộm thuộm, đi làm trong cái đám cưới không cần biết qui mô nhỏ hay lớn nhưng việc bận cái bộ đồ như vậy chỉ cho người ta biết bạn là 1 team làm việc chợ búa, và chắc chắn bạn cũng chẳng xem lễ cưới của người ta ra gì mới tự do cho bản thân và team mình ăn bận như vậy!

 

19. Nói chung dù bạn là 2nd shooter thì cũng phải có một sự chuẩn bị kỹ về mặt thiết bị, không có nghĩa là 2nd shooter thì bạn sẽ lơ là hơn, ít có trách nhiệm hơn 1st shooter. Nếu rủi thay 1st shooter có vấn đề về thiết bị thì bạn sẽ có thể backup cho người ta. Hoặc nếu thiết bị bạn có vấn đề giữa lúc đám cưới đang diễn ra thì bạn phải có 1 sự backup và quay lại chiến đấu tiếp. Nếu không thì bạn làm cho 1st shooter trông thật cùi bắp trước khách hàng của họ.

 

20. Nói về việc chụp RAW. Khúc này khỏi dịch, vào sân khấu đi, dòm bọn kém cỏi bên ánh sáng nó pha đèn mà ko cầm files raw thì thấy cái cảnh…Mình nghĩ bạn nên ném hẳn ra khỏi đầu cái tư duy chụp ảnh jpg rồi về chỉnh sửa/giao nhanh cho khách sau đó cười hả hê tự hào trả lời mỗi khi ai đó hỏi bạn câu hỏi “mày chụp raw hay jpg?” , mang cái yếu tố hên xui trùm lên lễ cưới cả đời người của khách hàng thì ắt hẳn bạn là người có trách nhiệm?

 

21. Trong bài nói về việc bảo toàn files thiệt an toàn bằng việc backup liền sau buổi chụp vô laptop, hard drive .v.v. mình khuyến khích các bạn nên backup hết mọi thứ sau khi xong việc, trở về nhà thậm chí đó là việc làm đầu tiên sau đó mới tới thay đồ, soạn thiết bị. Nếu được có thể backup 1 bộ bên nhà second shooter hoặc ở studio vì thực tế đã có trường hợp cháy nhà và mất hết data của khách.

 

22. Giống số 3 và số 10 thôi. Đừng lo ra quá, đừng tám chuyện quá nhiều. Nhưng vẫn luôn tươi cười và chụp hình chăm chỉ. Đừng tám với khách quá nhiều, việc mở rộng mối quan hệ với khách là việc của 1st shooter. Bạn chỉ đơn giản là người phụ tá thôi nhé !

 

23. Đừng chia sẻ tấm hình của bạn từ máy ảnh. Cho dù bạn mới chụp được một tấm hình siêu đỉnh cao của nhân loại, cũng đừng chia sẻ nó. Nên nhớ bạn đang làm việc cho người khác. Việc bạn cầm cái máy hình đưa vào mặt khách của 1st shooter và khoe mẽ “đây, đây là hình bố chụp, ko phải ai khác mà là bố đấy” thì chả khác đếch vào bạn tát vào mặt của người 1st shooter cả.

 

24. Đừng bao giờ phàn nàn về cát-xê của bạn. Chuyện cát- xê của bạn đó là sự thoả thuận giữa bạn và 1st shooter, bạn đồng ý đi chụp với giá nào thì hãy vui vẻ với giá đó ( vì đó là lựa chọn của bạn đúng không ?, lúc book bạn 1st photo đã báo cát-xê rồi mà, làm hay không là lựa chọn của bạn chứ, và khi đã làm lựa chọn của mình thì phải happy với nó chứ)

 

Xung quanh mình hàng đống câu chuyện tương tự, việc bạn báo cát-xê vài triệu và 1st shooter nhận vài chục tới vài trăm triệu thì bạn cũng không có quyền lên tiếng! Nếu 1st biết điều và bạn làm việc dễ thương tự họ sẽ bonus cho bạn, còn không thì bạn nên xem lại cách làm việc của mình!

 

 

 

25. Nói chung nhắc nhở 1st shooter cập nhật thời gian. Kiểu thấy họ đang bận rồi nhưng 7h30 vô tiệc giờ là 7h10 rồi nhắc phát chẳng hạn.

 

26. Đến lúc giờ, về đúng lúc. Giờ giấc phải thông qua 1st shooter. Đừng để họ phải khó xử với khách hàng về việc thiếu nhân sự.

 

26.5 Hãy chụp dùm 1st shooter một vài tấm lúc họ đang làm việc nhé. Không cần thiết lắm nhưng thiệt là vui khi có được điều đó. Trong khi bạn chụp, tranh thủ chụp vài tấm cho người 1st shooter trong lúc anh ta đang chụp người khác. Họ sẽ rất trân trọng điều đó và sẽ sử dụng tấm đó để post lên website hoặc mạng xã hội đấy.

 

 

27. Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà mình muốn chia sẻ chính là việc bản quyền hình ảnh, toàn bộ hình ảnh ngoài việc thuộc về Khách Hàng thì còn thuộc về Main Shooter, đồng nghĩa với việc họ được toàn quyền sử dụng hình ảnh của mình vào mọi việc trừ những việc trái thuần phong mỹ tục gây ảnh hưởng tới bạn. Họ đã bỏ tiền ra thuê bạn, có thể sẽ dành luôn cả vị trí tốt nhất của mình cho bạn chỉ để bạn chụp được những tấm hình trong thời điểm đẹp nhất, khách cũng chẳng phải từ trên trời rớt xuống cho bạn chụp, thì chẳng có lí do gì mà không được quyền sử dụng hình ảnh của bạn cả.

 

Đọc xong hết 27 điều trên thì mình nghĩ TRÁCH NHIỆM của các bạn không hề nhỏ, nên nếu được tin tưởng đảm nhận trọng trách này, hãy làm thật tốt để tạo điều kiện cho công việc của main shooter và bạn phát triển hơn sau này nhé!

 

---

Bài viết này được bạn Nhiêu Lập Chí Kiên dịch lại và mình có chỉnh sửa lại một số mục cho có thêm chiều sâu.

Related post
Things that I do to get the shots!

Things that I do to get the shots!

Công việc nào cũng có những khó khăn, công việc ghi nhận lại những gì diễn ra trong ngày cưới của mọi người cũng vậy, nếu không muốn có những hình ảnh lối mòn thì đòi hỏi bản thân phải luôn giữ nhiệt huyết trong chính khoảng thời gian chụp. Mỗi một bộ hình là một chất xúc tác với nhiều chất liệu khác nhau nếu khai thác tốt đều có những cái riêng của từng bộ hình. Mình chia sẻ một số hình ảnh khi làm việc của team mình bên dưới để mọi người có cái nhìn rõ hơn về tụi mình nhé
Top Wedding Photographer 2019 & Global Title Badges From WPJA Community

Top Wedding Photographer 2019 & Global Title Badges From WPJA Community

Sau bài viết Có nên apply vào các tổ chức Wedding thế giới? lần trước thì lần này mình muốn khoe nhẹ với mọi người về các xếp hạng của mình ở cộng đồng của họ năm 2019. Như mình nói thì WPJA là một cộng đồng được thành lập từ rất lâu đời, tập hợp các wedding photographer có nhiều kinh nghiệm, cũng chính vì vậy mà nền tảng chấm điểm của họ thiên về basic hơn là về artistic nên cũng phù hợp với những bạn muốn xây dựng foundation hơn là phát triển nâng cao. 
IMPROVEMENT WORKSHOP IN SAI GON 04.2020

IMPROVEMENT WORKSHOP IN SAI GON 04.2020

Wedding là một sự kiện diễn ra trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày (đối với lễ cưới của người Ấn hoặc một số nước bên Châu Âu) tuỳ vào phong tục văn hoá của mỗi nước. Có rất nhiều hoạt động diễn ra theo trình tự hoặc song song với nhau. Vậy tại sao bạn lại không khai thác hết những thông tin ấy?   Workshop lần này mình xây dựng dựa trên hai key chính là Vision và Skill dành cho các bạn muốn phát triển các kỹ năng hiện tại của bản thân trong Wedding Journalism. Ngoài ra mình cũng đã hệ thống lại kiến thức nền tảng cơ bản giúp bạn củng cố lại foundation vì với mình "chỉ có thể làm tốt khi mình hiểu bản chất mọi vấn đề"     
CÓ NÊN APPLY VÀO CÁC TỔ CHỨC WEDDING TRÊN THẾ GIỚI???

CÓ NÊN APPLY VÀO CÁC TỔ CHỨC WEDDING TRÊN THẾ GIỚI???

Câu hỏi này có một thời gian cứ nằm trong đầu mình, và có thể với mọi người cũng vậy phải không? Mình vốn là người thực tế, mình thực tế vì thời gian trong nghề đã 10 năm đủ cho mình thấy bản chất ngành nghề và hướng đi thế nào để luôn nằm trong nhóm ổn định không bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống, đào thải của thị trường cưới ngày một đi xuống như hiện tại. Đi học workshop để build name? Apply vào các cộng đồng cưới thế giới để build name? Xin thưa là No!  Mọi thứ được mình làm chỉ sau khi bản thân quyết định phải thay đổi, 
Things that I do to get the shots!

Things that I do to get the shots!

Công việc nào cũng có những khó khăn, công việc ghi nhận lại những gì diễn ra trong ngày cưới của mọi người cũng vậy, nếu không muốn có những hình ảnh lối mòn thì đòi hỏi bản thân phải luôn giữ nhiệt huyết trong chính khoảng thời gian chụp. Mỗi một bộ hình là một chất xúc tác với nhiều chất liệu khác nhau nếu khai thác tốt đều có những cái riêng của từng bộ hình. Mình chia sẻ một số hình ảnh khi làm việc của team mình bên dưới để mọi người có cái nhìn rõ hơn về tụi mình nhé
Top Wedding Photographer 2019 & Global Title Badges From WPJA Community

Top Wedding Photographer 2019 & Global Title Badges From WPJA Community

Sau bài viết Có nên apply vào các tổ chức Wedding thế giới? lần trước thì lần này mình muốn khoe nhẹ với mọi người về các xếp hạng của mình ở cộng đồng của họ năm 2019. Như mình nói thì WPJA là một cộng đồng được thành lập từ rất lâu đời, tập hợp các wedding photographer có nhiều kinh nghiệm, cũng chính vì vậy mà nền tảng chấm điểm của họ thiên về basic hơn là về artistic nên cũng phù hợp với những bạn muốn xây dựng foundation hơn là phát triển nâng cao. 
IMPROVEMENT WORKSHOP IN SAI GON 04.2020

IMPROVEMENT WORKSHOP IN SAI GON 04.2020

Wedding là một sự kiện diễn ra trong nhiều giờ hoặc thậm chí vài ngày (đối với lễ cưới của người Ấn hoặc một số nước bên Châu Âu) tuỳ vào phong tục văn hoá của mỗi nước. Có rất nhiều hoạt động diễn ra theo trình tự hoặc song song với nhau. Vậy tại sao bạn lại không khai thác hết những thông tin ấy?   Workshop lần này mình xây dựng dựa trên hai key chính là Vision và Skill dành cho các bạn muốn phát triển các kỹ năng hiện tại của bản thân trong Wedding Journalism. Ngoài ra mình cũng đã hệ thống lại kiến thức nền tảng cơ bản giúp bạn củng cố lại foundation vì với mình "chỉ có thể làm tốt khi mình hiểu bản chất mọi vấn đề"     
CÓ NÊN APPLY VÀO CÁC TỔ CHỨC WEDDING TRÊN THẾ GIỚI???

CÓ NÊN APPLY VÀO CÁC TỔ CHỨC WEDDING TRÊN THẾ GIỚI???

Câu hỏi này có một thời gian cứ nằm trong đầu mình, và có thể với mọi người cũng vậy phải không? Mình vốn là người thực tế, mình thực tế vì thời gian trong nghề đã 10 năm đủ cho mình thấy bản chất ngành nghề và hướng đi thế nào để luôn nằm trong nhóm ổn định không bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống, đào thải của thị trường cưới ngày một đi xuống như hiện tại. Đi học workshop để build name? Apply vào các cộng đồng cưới thế giới để build name? Xin thưa là No!  Mọi thứ được mình làm chỉ sau khi bản thân quyết định phải thay đổi, 
Call me SMS Instagram
Facebook
zalo
hotline